(14h44 ngày 05 tháng 9 năm 2018) Cuối tháng 8 vừa qua, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam tổ chức Buổi Họp nhóm kỹ thuật FIP code trong khuôn khổ Chương trình Cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam.
Chủ trì buổi họp là ông Vũ Đình Đáp – chủ tịch Hiệp hội, các thành viên Văn phòng Hiệp hội và có đại diện 12 DN CB XK cá ngừ tham gia FIP như: Hải Vương, Tín Thịnh, Bền Vững, BIDIFISCO, Hồng Ngọc, Mãi Tín, Bá Hải, Vịnh Nha Trang, Hải Long, Tuna Việt Nam, Phúc Nguyên, Thịnh Hưng và 04 DN mới tham gia FIP là Công ty Trang Thủy, Seabery Products, Hải Sơn, Duy Nhất Cá.
(Một số Hình ảnh tại Buổi họp)
Hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) cá ngừ vây vàng theo FIP được xây dựng và áp dụng là một hoạt động quan trọng trong chương trình FIP tại Việt Nam, đã được các bên tham gia FIP nhất trí thực hiện ưu tiên trong năm 2016, nhằm đảm bảo cá ngừ vây vàng theo FIP tại Việt Nam được phân biệt trên thị trường (F4F). Hệ thống TXNG được xây dựng nhằm giúp DNCB & các bên liên quan tham gia FIP đảm bảo sản phẩm FIP ra thị trường và tay đến khách hàng thật sự là sản phẩm được thu hoạch từ nguồn FIP. Hệ thống TXNG này được xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo nhận diện được, phân tách được và truy xuất được cá ngừ FIP trong toàn bộ quá trình từ khâu khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến, bảo quản, đóng gói.
Trong Mã FIP code hiện tại có 02 phần:
Phần A: Mã bắt buộc gồm (Mã số DN – Ngày theo lịch Julian – Năm SX – Tên cảng cá – Ngư cụ đánh bắt)
Phần B: Mã truy xuất nội bộ do Doanh nghiệp tự xây dựng và sử dụng cho sản phẩm FIP.
Đến nay, có 07 DN đăng ký thử nghiệm FIP code, trong đó có 04 DN đã qua đánh giá của Bureau Veritas Việt Nam (Hải Vương, Bền Vững, Hồng Ngọc và BIDIFISCO), 03 DN đã gắn FIP code lên bao bì và xuất khẩu các SP FIP cho các FIP Partners.
Kết thúc phần trình bày của Hiệp hội về hiện trạng và kết quả đạt được trong quá trình triển khai FIP code và cập nhật lại một số thông tin trong dãy FIP code để phù hợp với Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ (SIMP). Cuối cùng đi đến thống nhất chung như sau:
Tất cả DN đồng ý đưa tên loài (cá ngừ vây vàng) và mã số lô và Phần B mã nội bộ, để DN nào đi thị trường Mỹ thì tự công bố phù hợp với quy định SIMP. Bản tài liệu Hướng dẫn TXNG theo bản mới sẽ được áp dụng từ ngày 01 tháng 9 năm 2018 này. Phía Hiệp hội sẽ gửi bản Hướng dẫn tới DN qua đường email.
Về thành viên tham gia FIP sẽ được phân làm 02 nhóm: Nhóm được đánh giá (Đơn vị độc lập thứ 3 đánh giá), nhóm chưa được đánh giá.
Đề xuất, đề nghị lên WWF hỗ trợ 100% chi phí đánh giá FIP code cho tất cả thành viên tham gia FIP trong năm 2018 này. Về phương thức đánh giá: báo trước.
Thời gian tới, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam sẽ gửi văn bản tới các thành viên tham gia FIP đề nghị báo cáo lượng hàng FIP xuất đi cho các đối tác theo tháng/quý/năm để Hiệp hội tổng hợp nắm bắt thông tin phục vụ cho chương trình FIP.