• Top1

  • Top2

  • Top3

  • Top4

  • Top5

Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
TIN TỨC
KHAI THÁC CÁ NGỪ
CHẾ BIẾN CÁ NGỪ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH FIP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 1.000.001
Trực tuyến: 12
 
   LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
EVFTA - Cú hích cho xuất khẩu sau đại dịch Covid-19
(15h50 ngày 07 tháng 4 năm 2020) Dự kiến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết phê chuẩn vào những ngày đầu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Nếu được phê chuẩn, EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, được kỳ vọng là “cú hích” cho xuất khẩu những tháng cuối năm sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 Kỳ vọng tạo đà phục hồi xuất khẩu

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đây là một thông tin rất tích cực với nền kinh tế Việt Nam, nhất là với  doanh nghiệp, cho dù trước mắt đang phải chịu ảnh hưởng bất lợi của dịch Covid-19. Theo ông Thành, EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế Việt Nam trên mọi khía cạnh: thương mại, đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư chất lượng cao, cải cách thể chế, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh…

TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cũng đánh giá, EVFTA là động lực tốt để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.

Nhìn lại hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2020, Bộ Công Thương cho biết, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 59,1 tỷ USD, chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay (cùng kỳ năm 2019 tăng 5,2%). Hiện xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với việc đứt gãy cầu khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng sang các nước châu Âu và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép sang EU trong quý I/2020 giảm 14,9% (cùng kỳ năm 2019 tăng 2,2%); Anh giảm 16,7% (cùng kỳ năm 2019 tăng 4,27%); Mỹ tăng 16,2% (cùng kỳ năm 2019 tăng 28,68%).

Với kết quả này, ông Phương nhận xét, dù mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thấp nhưng vẫn tích cực hơn so với các nước khác, bởi kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước trong quý I giảm. Ông Võ Trí Thành thì cho rằng, suy giảm thương mại do dịch bệnh chỉ là tạm thời. “Nhìn về trung và dài hạn, EVFTA được phê chuẩn và đi vào cuộc sống sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó có xuất khẩu”, ông Thành nói. 

Chuẩn bị tốt để “bật lên”

EVFTA có 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính như: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ… Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới.

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Lộ trình xóa bỏ thuế nêu trên là những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, về diễn biến thị trường xuất khẩu thời gian tới, ông Phương cho rằng, rất khó dự báo bởi phụ thuộc hầu hết vào diễn biến dịch bệnh. “Nếu dịch Covid-19 qua nhanh thì sản xuất và xuất khẩu có thể hồi phục trong cuối năm. Ngược lại, nếu dịch vẫn tiếp diễn, cách ly xã hội kéo dài, nhu cầu thị trường nước ngoài vẫn thấp thì rất khó”.

Dẫu vậy, theo ông Phương, điểm tích cực là các nước đều có gói kích cầu để kích thích tiêu dùng nên hy vọng lực cầu sẽ bật mạnh sau khi dịch được khống chế. “EVFTA sẽ là động lực tốt để thúc đẩy xuất khẩu. Để tận dụng cơ hội, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, năng lực sản xuất để đáp ứng điều kiện xuất khẩu, từ đó tận dụng tốt nhất EVFTA và các hiệp định thương mại khác”.

Ông Võ Trí Thành nhấn mạnh yêu cầu Việt Nam phải có sự chuẩn bị tốt nhất để nắm được các cơ hội Hiệp định mang lại nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, tăng tốc xuất khẩu ngay trong những tháng cuối năm. “Theo kịch bản tích cực, nếu dịch Covid-19 kết thúc vào quý II/2020, những cơ hội mở ra từ EVFTA sẽ được khai thác sớm hơn. Vì vậy, các hoạt động như hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp… đều phải được chuẩn bị thật tốt”, ông Thành lưu ý.

Trong báo cáo kinh tế vừa cập nhật, Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định, số lượng lớn các FTA song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia hứa hẹn sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng tốc trở lại.

(Nguồn VCCI)

» Tin khác:
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách gỡ "Thẻ vàng" IUU
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Giữ tinh thần quyết liệt loại bỏ IUU
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU
Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá của Nhật Bản cho chuỗi cung ứng thủy sản của Việt Nam
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022-2027)
Nghiên cứu hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng, dầu
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 2021-2030
Giảm sản lượng nhưng phải nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác thủy sản
Tăng giờ làm thêm: Giải bài toán thiếu hụt lao động cục bộ
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM CHO LAO ĐỘNG NGHỀ CÁ
Hội nghị trực tuyến về “Thực hành trách nhiệm xã hội hướng đến thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Châu Á”
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID 19
ĐÓN ĐẦU YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG - Hệ thống truy xuất nguồn gốc của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế GDST
Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động sai trái
CẦU MONG MỘT NĂM THUẬN LỢI CHO BÀ CON ĐÁNH BẮT CÁ NGỪ VIỆT NAM
ĐỐI THOẠI KHU VỰC VỀ NÂNG CAO THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
HỘI THẢO “GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐIỆN TỬ VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN”.
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ NGỪ TRONG THÁNG 11 THEO ĐIỀU TRA Ở CẢNG HÒN RỚ, NHA TRANG
CÁC NHÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÓ THỂ THU ĐƯỢC LỢI NHUẬN TỐT HƠN BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN GDST
SÁT CÁNH CÙNG NGƯ DÂN ĐỂ VƯƠN KHƠI
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 8/2020
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 7/2020
TẬP HUẤN - ĐỐI THOẠI VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGHỀ CÁ
KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM!
EU SẼ LOẠI BỎ THUẾ QUAN CHO SẢN PHẨM CÁ NGỪ VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 8/2020
CHIA SẺ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ THỐNG NHẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ VẰN
EVFTA - Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU
NGƯ DÂN NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ KHỐN ĐỐN VÌ DỊCH COVID-19
10 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA KHÓ KHĂN DO COVID-19
GIÁ CÁ NGỪ VẰN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TĂNG VÀO THÁNG 3/2020
Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức
CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CHÂU ÂU
TẬP HUẤN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG NGÀNH THỦY SẢN
SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU ĐẾN MỸ GIỮA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
CHUỖI HỘI THẢO/TẬP HUẤN NGƯ DÂN SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM.
EVFTA – Lộ trình giảm thuế cho ngành cá ngừ Việt Nam
EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá
Sự kiện ngày cá ngừ Thế Giới 2019
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH KHẮC PHỤC CẢNH BÁO THẺ VÀNG CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU
Cảnh báo về Salmonella xuất hiện trong cá ngừ đông lạnh và cá ngừ nguyên liệu từ Việt Nam
Mùa trăng tháng 3 âm lịch của bà con ngư dân Cá Ngừ đại dương Khánh Hoà
USFDA sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với Cá ngừ nhập khẩu trong thời gian sắp tới
Tự hào 60 năm Thủy sản Việt Nam
Trách Nhiệm Xã Hội Trong Thủy Sản – Xu Hướng Yêu Cầu Của Hiện Tại Và Tương Lai!
Doanh nghiệp CB&XK Cá Ngừ đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, hoạt động sản xuất do gặp phải vướng mắc đối với thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT
BẢO TỒN CÁ MẬP, BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO ĐẠI DƯƠNG
BỀN VỮNG TRONG NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ
Vui “TẾT” với lộc biển đầu năm 2019
BƯỚC TĂNG TRƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 2018
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản thông qua liên kết chuỗi
Hải sản cạn kiệt, Việt Nam dân tính đến khả năng "Cấm biển"
HỘI VIÊN
ĐỐI TÁC
VIDEO
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM

Trụ sở: Số 09 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.502.585 Fax: 0583.831.846
Email: hiephoicanguvietnam@gmail.com - Website: http://vinatuna.org.vn