Sáng nay (4/2), đại diện của 12 quốc gia đã chính thức ký kết thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand. Sự kiện này đánh dấu kết thúc quá trình đàm phán hơn 5 năm và mở đầu cho giai đoạn phê chuẩn tại quốc hội từng nước
Sáng nay (04/02) đại diện 12 quốc gia (Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam) đã chính thức ký kết hiệp định TPP tại New Zealand. Việc ký kết đánh dấu kết thúc quá trình đàm phán kéo dài hơn 5 năm và bước sang giai đoạn phê chuẩn tại Quốc hội của mỗi nước.
Hiệp định TPP được cho làm mở ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu của Việt Nam, trong đó có các Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ.
Hiện Bộ Công thương đã có bản dịch không chính thức cho các Doanh nghiệp tham khảo
Các Doanh nghiệp quan tâm có thể tải về theo địa chỉ:
http://tpp.moit.gov.vn/default.aspx?page=tpp&do=home&dir=vi
Các nước tham gia ký kết Hiệp định TPP có 02 năm để trình lên Quốc hội phê chuẩn và tiến hành các công tác chuẩn bị. Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi Quốc hội của 12 nước tham gia ký kết phê chuẩn và hoàn tất các thủ tục trong nước.
Trong trường hợp không đủ Quốc hội của 12 nước thông qua, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn có thể có hiệu lực theo các điều khoản nhất định.
Tuy nhiên, TPP vẫn có thể có hiệu lực ngay cả khi không được tất cả nghị viện của 12 nước thông qua trong thời hạn 2 năm. Với điều kiện, phải có ít nhất Quốc hội của 6 nước thông qua, GDP cộng gộp của 6 nước này phải chiếm ít nhất 85% tổng GDP của 12 nước thành viên. Điều này để đảm bảo phải có Nhật Bản và Mỹ thì hiệp định mới có hiệu lưc. Thực tế, Mỹ và Nhật Bản chiếm khoảng 80% GDP của 12 nước thành viên TPP, trong đó, Mỹ chiếm gần 62%, Nhật Bản chiếm 17%.