• Top1

  • Top2

  • Top3

  • Top4

  • Top5

Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
TIN TỨC
KHAI THÁC CÁ NGỪ
CHẾ BIẾN CÁ NGỪ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH FIP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 1.000.001
Trực tuyến: 25
 
   LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
EVFTA và triển vọng của ngành cá ngừ Việt Nam
Sau hơn 2 năm đàm phán tich cực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã đi đến hồi kết. Theo công báo từ EC, FTA giữ EU và Việt Nam sẽ loại bỏ trên 99% thuế suất, trừ một số ít dòng thuế mà 2 bên đã cam kết sẽ tự do hóa một phần theo lộ trình tiến về 0%. Theo đó, cá ngừ đồ hộp Việt Nam sẽ cần 7 năm để được miễn thuế hoàn toàn khi NK vào EU. Mặc dù lộ trình hơi dài nhưng đây là cam kết mà chưa một quốc gia đang phát triển nào đã đạt được. Vậy liệu đây có phải là một cơ hội lớn cho các DN sản xuất và xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam?

 Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU trong 6 tháng đầu năm 2015 liên tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị XK cá ngừ sang đây trong 6 tháng đầu năm nay đạt gần 54,4 triệu USD, giảm gần 22% so với cùng kỳ. XK các mặt hàng cá ngừ chế biến của Việt Nam tăng so với cùng kỳ, trong khi XK các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh đang giảm.

Đức, Tây Ban Nha và Italia tiếp tục là nước NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU trong giai đoạn này. Tuy nhiên, chỉ có Tây Ban Nha tăng NK cá ngừ từ Việt Nam, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 7 triệu USD. Trong khí, XK sang Đức vẫn tiếp tục giảm 17%, Italia giảm 49%.

Trong 4 tháng đầu năm nay, NK cá ngừ của EU từ các nước trên thế giới cũng giảm. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), 4 tháng đầu năm 2015, tổng NK cá ngừ của 28 nước EU đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. NK từ hầu hết các nguồn cung cấp chính đều giảm mạnh, trong đó Ecuador giảm 29%, Thái Lan giảm 51% và Philippines giảm 34%. Việt Nam hiện đứng thứ 9 về nguồn cung cho thị trường EU.

Khi EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm cá ngừ (trừ cá ngừ đóng hộp) sẽ được miễn thuế hoàn toàn trong vòng 7 năm. Trong khi sản phẩm cá ngừ đóng hộp lại cần một lộ trình để đạt được điều này trong hạn ngạch nhất định. Điều này trong ngắn hạn, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong phân khúc sản phẩm này. Vì hiện tại, các nước như Ecuador và Philippines đã được miễn thuế cho các sản phẩm cá ngừ (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) khi XK sang EU.

Thống kê NK cá ngừ đồ hộp vào EU cho thấy, lượng NK vào khu vực này giảm mạnh trong những tháng đầu năm nay sau 5 năm tăng trưởng liên tiếp. 3 tháng đầu năm 2015, NK cá ngừ đồ hộp vào EU đã giảm 15% về khối lượng so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ năm 2008.

Hiện Philippines đang tận dụng được ưu thế của mình về mặt thuế quan để gia tăng XK sang thị trường EU, đặc biệt là thị trường Đức. 3 tháng đầu năm 2015, tổng khối lượng NK cá ngừ đóng hộp của nước này vào EU tăng 7% so với cùng kỳ. Nhờ được hưởng GSP+, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của nước này đang có khả năng cạnh tranh mạnh hơn hẳn các nước ASEAN trên thị trường EU.

Trong khi đó, tất cả cá ngừ đồ hộp Việt Nam NK vào EU phải chịu mức thuế trên 20,5%. Theo thống kê của Eurostate, năm 2014, EU đã NK 13.000 tấn cá ngừ đồ hộp từ Việt Nam với mức thuế thấp nhất là 20,5%. Trong đó, Đức chiếm gần 60% tổng lượng NK này.

Như vậy, về lâu dài khi EVFTA có hiệu lực sẽ là lợi thế cho các DN chế biến và XK cá ngừ Việt Nam. Tuy nhiên trong ngắn hạn, các DN sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì Hiệp định FTA bao gồm một chương toàn diện và mạnh về Thương mại và Phát triển Bền vững, bao trùm các vấn đề lao động và môi trường có liên quan trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Những cam kết đối với những tiêu chuẩn lao động cốt lõi và Những Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đảm bảo cả hai bên tôn trọng những quyền cơ bản của người lao động. Ngoài ra, chương này cũng bao gồm những cam kết hỗ trợ việc bảo tồn và quản lý bền vững những tài nguyên thiên nhiên (bao gồm động vật hoang dã, rừng và thủy hải sản). Những lĩnh vực như Trách nhiệm Xã hội của các Doanh nghiệp và những cơ chế thương mại có đạo đức và công bằng cũng được đặc biệt chú trọng trong chương này. Điều này sẽ đặt ra một thách thức lớn cho Việt Nam, đòi hỏi các DN sẽ phải nỗ lực hết mức.

Hơn thế nữa, các sản phẩm khi XK sang thị này đòi hỏi phải có xuất xứ thuần túy, mà trong bối cảnh nguồn liệu như hiện nay thật sự khó có thể đáp ứng.

(Theo VASEP)

 

» Tin khác:
Quy định của EU về việc quản lý và phân bổ Hạn ngạch thuế quan cho cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
Bị “thẻ vàng”, Doanh nghiệp Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tốn thêm thời gian và chi phí
Hội chợ thương mại Thuỷ sản năm 2016 tại Brussels, Bỉ
Quý I/2015: Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục giảm
HỘI VIÊN
ĐỐI TÁC
VIDEO
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM

Trụ sở: Số 09 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.502.585 Fax: 0583.831.846
Email: hiephoicanguvietnam@gmail.com - Website: http://vinatuna.org.vn