• Top1

  • Top2

  • Top3

  • Top4

  • Top5

Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
TIN TỨC
KHAI THÁC CÁ NGỪ
CHẾ BIẾN CÁ NGỪ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH FIP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 1.000.001
Trực tuyến: 15
 
   LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam (FIP)
Với khoảng 2,000 tàu câu cá ngừ, ước tính tổng sản lượng hàng năm là 14,000 tấn và tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 370 triệu USD. Nghề khai thác cá ngừ vây vàng ở Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi nhu cầu cá ngừ đang tăng lên của cả thế giới. WWF và môt số đối tác đang cùng nhau hỗ trợ để xây dựng nghề cá ngừ dần được cải thiện và mục đích cuối cùng là đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC). Bằng cách làm như vậy, FIP đang được hình thành bằng những cách tiếp cận khác nhau cho những biện pháp thực hành tốt nhất trong cải thiện nghề cá.

 Dự án Cải thiện nghề Khai thác cá ngừ vây vàng ở Việt Nam (FIP) là gì?

Bắt nguồn từ các dự án trước đây của WWF Việt Nam tập trung vào những biện pháp thực hành tốt nhất trong các sản phẩm khai thác không mong muốn. Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng ở Việt Nam được bắt đầu từ 2013 bằng việc hoàn thành đánh giá sơ bộ MSC. Một kế hoạch hành động cho việc cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam cũng đã được hoàn thiện vào đầu năm 2014. Kế hoạch này đã nêu lên sự cần thiết của các hoạt động cải thiện nghề khai thác cá ngừ với sự tham gia của các bên có trách nhiệm,khung thời gian cũng như các yêu cầu để đạt tiêu chuẩn MSC.

Dự án đã được chính thức bắt đầu vào tháng 4 năm 2014 và đang bước vào giai đoạn triển khai. Các hoạt động đã được khởi động và dự kiến sẽ được theo dõi và kiểm tra hằng năm cho tới 2018. WWF-CTP hoạt động như một điều phối viên của Dự án và WWF Việt Nam là quản lý quốc gia của Dự án. Hội hội Cá ngừ Việt Nam cũng là một thành viên Điều phối của Dự án cùng với WWF

Các bên tham gia FIP

Một số bên liên quan đã tham gia vào Dự án FIP này bao gồm:

·                      Quỹ bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã (WWF)

·                      Hiệp hội cá ngừ Việt Nam (VinaTuna)

·                      Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) 

·                      Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên (DARDs)

·                      Vụ Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (DECAFIREP)

·                      Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên (Sub-DECAFIREPs)

·                      Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF)

·                      Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

·                      Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng & Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS)

·                      Các nhà xuất/nhập khẩu quốc tế, các doanh nghiệp chế biến địa phương và ngư dân

Thỏa thuận của các bên về FIP

Các nhà cung cấp và xuất khẩu quốc tế đang cung cấp sản phẩm cho những thị trường lớn nhất đã tham gia vào thỏa thuận FIP này nhằm đảm bảo việc triển khai có hiệu quản của kế hoạch hành động FIP bao gồm xác định các hoạt động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Thỏa thuận này cũng nhằm đảm bảo công nhận rằng các doanh nghiệp đối tác đạt được các tiêu chuẩn phù hợp về truy xuất nguồn gốc, kết nối liên lạc và quảng bá các hoạt động có liên quan tới FIP của họ.

Các thỏa thuận này cũng giúp cho các hoạt động tài chính chủ yếu của FIP và tìm kiếm các kênh tài trợ khác thông qua chuỗi cung ứng. Một số các văn phòng quốc gia của WWF tại các nước cũng đã khuyến khích việc hợp tác trong thỏa thuận này.

Truy xuất nguồn gốc trong FIP

FIP là chương trình nhằm tạo ra thương hiệu / ứng dụng “Phù hợp với FIP” (Fit as FIP) về truy xuất nguồn gốc nhằm đẳm bảo rằng cá ngừ vây vàng của Việt Nam được phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường. Yêu cầu này là rất quan trọng đối với Việt Nam vì lượng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vượt quá sản lượng khai thác trong nước và trên một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu (ví dụ như hàng steak và loin cá ngừ đông lạnh) sử dụng nguyên liệu ở nước ngoài và tái xuất.

Các đối tác FIP được yêu cầu phải có hệ thống truy xuất nguồn gốc được đưa vào hoạt động ít nhất là 1 năm trước khi ký thỏa thuận và hệ thống này phải được kiểm tra bởi một bên thứ 3 độc lập trong vòng 18 tháng. Những điều này sẽ đảm bảo các sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ không được lưu hành trên thị trường của các đơn vị không tham gia FIP

Một số vấn đề chính khác

Trong đánh giá sơ bộ, một số các chỉ số hiệu quả của MSC (PIs) được chấm điểm. Từ đó, các nghề cá có thể không đạt theo đánh giá đầy đủ của MSC (dưới 60 điểm) hoặc đạt có điều kiện (60 – 80 điểm)

Điều này bao gồm cả việc thiếu chiến lược mạnh mẽ về sản lượng khai thác, thiếu các quy định, công cụ kiểm soát khai thác, thiếu thông tin, dữ liệu về tương tác giữa các loài, bao gồm cả đối với nhóm cá mập, các biện pháp đầu đủ để giảm thiểu sản lượng khai thác không mong muốn / đối tượng khai thác ngoài chủ đích (bycatch), các hạn chế về ảnh hưởng của nghề cá đối với các hệ sinh thái và thiếu sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình ra các quyết định, quy định.

» Tin khác:
PHỐI HỢP VÀ QUYẾT LIỆT THỰC HIỆN ĐẢM BẢO NGÀNH CÁ NGỪ VIỆT NAM ĐẠT NHÃN SINH THÁI MSC.
CÔNG NHẬN NHỮNG NỖ LỰC VỀ THỰC HIỆN NÂNG CAO HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC FIP CODE 2020 CHO SẢN PHẨM CÁ NGỪ VIỆT NAM
HỘI THẢO TẬP HUẤN SỬ DỤNG VÀ THÍ ĐIỂM NHẬT KÝ KHAI THÁC THỦY SẢN ĐIỆN TỬ
CÔNG NHẬN NHỮNG NỖ LỰC VỀ THỰC HIỆN NÂNG CAO HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC FIP CODE!
Họp nhóm Kỹ thuật Truy xuất nguồn gốc - FIP code
Hội thảo “Rà soát Mã truy xuất nguồn gốc (FIP CODE) nhằm thích ứng với Chương trình Giám sát Hải sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP)”
Hội thảo - Tập huấn Nghề cá bền vững và các hoạt động cải thiện tại tỉnh Bình Định
Triển khai các chuyến Quan sát viên và kết hợp khuyến khích sử dụng lưỡi câu vòng trên các tàu câu vàng tại Phú Yên
Hiệp hội cá ngừ Việt Nam cùng đoàn WWF Mỹ và WWF khu vực tam giác San hô làm việc với các Doanh nghiệp triển khai thí điểm FIP Code tại Khánh Hòa
Hội nghị thường niên FIP cá ngừ vây vàng năm 2016
Chương trình "Nâng cao nhận thức về bảo vệ Môi trường biển cho các em học sinh tại Phú Yên"
VINATUNA phối hợp với Anova/Fishing & Living thực hiện Hội thảo tập huấn cho ngư dân tại Bình Định
Tập huấn mẫu Nhật ký khai thác mới của WCPFC cho ngư dân khai thác cá ngừ tại Phú Yên
CƠ HỘI LÀM VIỆC VỚI VINATUNA
Hội thảo “Xây dựng Hội đồng tư vấn Cá ngừ Việt Nam - VTCC"
Hội thảo “Xây dựng Hội đồng tư vấn Cá ngừ Việt Nam”
HỘI VIÊN
ĐỐI TÁC
VIDEO
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM

Trụ sở: Số 09 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.502.585 Fax: 0583.831.846
Email: hiephoicanguvietnam@gmail.com - Website: http://vinatuna.org.vn