(14h20 ngày 23 tháng 7 năm 2019)
Nằm trong chương trình Cải thiện nghề câu các ngừ vây vàng tại Việt Nam (YFT FIP) hướng tới nhãn sinh thái MSC, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam thực hiện chuỗi Hội thảo/Tập huấn ngư dân sử dụng lưỡi câu vòng trong nghề câu cá ngừ tại Việt Nam, được thực hiện tại 02 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Tại hội thảo/tập huấn có sự tham gia đại diện Cơ quan quản lý địa phương, đại diện các Doanh nghiệp, nậu vựa, thu mua cá ngừ, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam và 50 ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng nghề câu cá ngừ đại dương tham dự.
Tại Hội thảo cộng đồng ngư dân được phổ biến và tập huấn các nội dung sau: chương trình cải thiện nghề cá FIP; Hiệu quả sử dụng lưỡi câu vòng, cũng như việc giảm thiểu đánh bắt rùa biển trong nghề câu cá ngừ; Giới thiệu các loài đánh bắt không mong muốn, các loài động vật nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ trong nghề câu cá ngừ; Một số điểm mới của luật Thủy sản 2017 về khai thác thủy sản, vấn đề khai thác IUU và các chế tài xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục,….
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
(Một số hình ảnh tại Hội thảo)

(Phát lưỡi câu Vòng xuất xứ Hàn Quốc cho ngư dân tại các Hội thảo)
Qua buổi tập huấn, tất cả ngư dân đều hiểu rõ về chương trình FIP, nhiệm vụ, vai trò và lợi ích mình trong chương trình này. Cũng như tầm quan trọng của Lưỡi câu vòng trong nghề câu cá ngừ Việt Nam. Cái đính hướng tới nghề câu cá ngừ từ lưỡi câu truyền thống (chữ J) chuyển hết sang lưỡi câu vòng trong thời gian tới. Kết thúc hội thảo, đại diện Lãnh đạo địa phương, Doanh nghiệp, nậu vựa, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam trao tặng ngư dân tham dự Hội thảo/ tập huấn hộp lưỡi câu Vòng xuất xứ Hàn Quốc.




(Phát và dán Poster tuyên truyền bảo vệ rùa biển, cá mập)
Vùng biển Việt Nam có 5 loài rùa biển (Rùa Da, Vích, Đồi Mồi, Đồi mồi dứa và Quản đồng) đều năm trong Phụ lục I của Công ước CITES (cấm buôn bán vận chuyển quốc tế) hiện nay đang bị đe dọa nghiêm trọng, số lượng cá thể rùa giảm nhanh chóng, nhiều loài rùa biển không còn xuất hiện ở các bãi đẻ ở Việt Nam. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sử đổi bổ sung 2017) các hành vi săn bắt, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ,... các bộ phận/sản phẩm rùa biển sẽ bị xử lý hình sự với mức phạt tối đa lên tới 15 năm tù.
100 triệu cá mập bị đánh bắt mỗi năm để lấy vi cá/ 11.000 Con cá mập bị giết hại mỗi giờ. Số lượng cá mập giảm 60- 90% trong 15 năm qua. Nhiều loài cá mập xuất hiện trong vùng biển Việt Nam đều nằm trong Phụ lục II của Công ước CITES (cấm buôn bán và vận chuyển quốc tế).
VINATUNA
|