Hội thảo “giới thiệu chương trình truy xuất nguồn gốc điện tử với sản phẩm thuỷ sản”. Đã được diễn ra vào ngày 16- 17 tháng 12 năm 2020 tại Nha Trang, Khánh Hoà. Hội thảo “giới thiệu chương trình truy xuất nguồn gốc điện tử với sản phẩm thuỷ sản”. Đã được diễn ra vào ngày 16- 17 tháng 12 năm 2020 tại Nha Trang, Khánh Hoà.

Trong khuôn khổ hợp tác, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã tổ chức “Hội thảo giới thiệu chương trình truy xuất nguồn gốc điện tử đối với sản phẩm thuỷ sản” và thực hiện kế hoạch xây dựng chương trình thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản tại các Cảng chỉ định. Hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra diễn đàn để gặp gỡ, trao đổi góp ý giữa các cấp lãnh đạo, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, các bên cung cấp dịch vụ và các tổ chức, cá nhân quan tâm về các vấn đề truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm thuỷ sản tại Việt Nam.
Mở đầu buổi hội thảo, Phó tổng cục trưởng cục Thuỷ sản – Ông Nguyễn Quang Hùng đã thông tin về tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình thí điểm về hệ thống truy xuất nguồn gốc dưới yêu cầu của các thị trường xuất khẩu. Hơn thế nữa, đối với chính phủ Việt Nam, đây chính là việc cần thiết và hướng đến thực hiện cho việc tăng cường hệ thống quản lý nghề cá Việt Nam dưới bối cảnh đổi mới và tuân thủ theo các yêu cầu của chặt chẽ hơn từ trong nước và quốc tế.

Đại diện đại sứ quán Hoa Kỳ cũng chia sẻ quan điểm của Chính Phủ Mỹ và cung cấp thêm các thông tin cập nhật về những yêu cầu từ thị trường thủy sản tại Hoa Kỳ đang hướng đến. Trong đó: các sản phẩm thủy sản nhập khẩu ngoài chất lượng, thì cần thiết phải đáp ứng được các yếu tố như tính minh bạch; không vi phạm hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (còn gọi là IUU). Vì thế, việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với sản phẩm thủy sản là hết sức cần thiết và Mỹ sẵn sàng có thể giúp sức cho quá trình cải thiện của Việt Nam để tạo ra lợi thế cho Việt Nam, khi Việt Nam luôn là một trong những nhà cung cấp thuỷ sản hàng đầu của Mỹ.

Cũng tại hội thảo, Tổng cục Thuỷ sản, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, Đại diện từ dự án SEAFDEC về eCDT, MCD cũng đã giới thiệu về các chương trình truy xuất nguồn gốc điện tử của các dự án và trình bày cụ thể cách sử dụng các hệ thống cho các bên liên quan tham vấn. Thông qua những bài trình bày là những thảo luận chuyên sâu của các bên liên quan đã có thể tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của từng nền tảng. Trong quá trình thảo luận, các nền tảng đã nhận được những góp ý xây dựng nhằm cải thiện và giải quyết những tồn tại của các hệ thống và phần mềm.
Tại hội thảo, VINATUNA cũng đã giới thiệu 2 phần mềm nhật ký khai thác điện tử (e-Logbook) và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (GDST). Phần mềm Nhật Ký Khai thác điện tử được xây dựng nhằm mục đích mang lại tính thuận tiện và cải thiện tính tin cậy cho hoạt động báo cáo ghi chép của ngư dân, những người lao động trên biển. Với việc đơn giản hoá giao diện và thao tác, nền tảng được đánh giá cao về tính khả dụng cho đối tượng ngư dân, phù hợp. Ngoài ra, đối với phần mềm GDST đã có bước đầu đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động kinh doanh “Business to Business” cho các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cá ngừ và các nhà mua hàng quốc tế trong việc truy xuất từ sản phẩm cuối cùng đến từng lô nguyên liệu. Hai phần mềm đã được thiết kế và thí điểm tại tàu khai thác và cơ sở sản xuất tại 3 tỉnh Khành Hoà, Bình Định, Phú Yên. Bước đầu đã trả lời được các câu hỏi khai thác ở đâu và sản xuất ở đâu và các thông tin cần thiết theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Thông qua hội thảo, chương trình cũng đã thống nhất một vài điểm quan trọng trong đó:
+ Tổng cục thuỷ sản đang trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn chung cho các hệ thống hồ sơ đánh bắt và truy xuất nguồn gốc điện tử của quốc gia.
+ Các nền tảng cần tuân thủ theo các quy định pháp luật của Việt Nam để đảm bảo tính pháp lý của các nền tảng. Có sự phối hợp và hỗ trợ giữa các đơn vị để có tính đồng nhất, không riêng lẻ. Mang lại tác động lớn hơn cho nghề cá Việt Nam.
+ Cần có sự phối hợp của các bên trong đó 6 tác nhân chính (tổng cục Thuỷ sản, chi cục Thuỷ sản, BQL cảng cá, văn phòng đại diện, công ty chế biến xuất khẩu và Tàu cá).
+ Cần mang lại tính thuận lợi, tối ưu cho người sử dụng. Đặc biệt về tính bảo mật của các nền tảng đối với người dùng và cơ quan quản lý.

Những nỗ lực của các bên sẽ giúp nghề cá Việt Nam có nhiều cải thiện trong hoạt động quản lý, thúc đẩy nhanh quá trình tháo gỡ thẻ vàng của EU đối với Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các thị trường yêu cầu. Hy vọng với sự phối hợp sắp tới của Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam sẽ tạo đà thúc đẩy và tăng cường cho việc áp dụng hệ thống truy xuất điện tử cho các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trong thời gian sắp tới.
VINATUNA.
|