Chiều ngày 27/7/2021 Hội nghị trực tuyến về “Thực hành trách nhiệm xã hội hướng đến thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Châu Á” được thực hiện bởi tổ chức OXFAM, ILO và OECD nằm trong chuỗi dự án Responsible Supply Chain in Asia, nhằm mục đích nói về cơ hội và thách thức của việc thực hiện kinh doanh có trách nhiệm trên các yếu tố khác nhau tập trung vào lao động trên khu vực châu Á. Chiều ngày 27/7/2021 Hội nghị trực tuyến về “Thực hành trách nhiệm xã hội hướng đến thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Châu Á” được thực hiện bởi tổ chức OXFAM, ILO và OECD nằm trong chuỗi dự án Responsible Supply Chain in Asia, nhằm mục đích nói về cơ hội và thách thức của việc thực hiện kinh doanh có trách nhiệm trên các yếu tố khác nhau tập trung vào lao động trên khu vực châu Á.
- Mở đầu hội nghị ông Phạm Quang Tú cho biết có 58 triệu người tham gia vào công đoạn chế biến chính ở châu Á và hơn 50% chuỗi hàng hóa ở châu Á đóng góp một phần lớn vào sự phát triển bền vững của xã hội. Bày tỏ những quan ngại về lao động cưỡng bức, buôn bán người, vi phạm lao động, ảnh hưởng của dịch Covid đặt vấn đề phải đảm bảo quyền lợi của người lao động đặc biệt là người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân.
Ông cũng nêu ra những thách thức lớn đối với ngành thủy sản như: vấn đề thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp, nâng cao tổ chức khía cạnh lao động của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và công suất trong thời buổi môi trường kinh tế khó khăn với yêu cầu của thị trường và yêu cầu của quốc tế.
Đại điện tập đoàn CP chia sẻ về các bài học kinh nghiệm:

- Đại diện tập đoàn CP Thái Lan trình bày các phương pháp tiếp cận của tập đoàn đối với việc triển khai thực hành kinh doanh có trách nhiệm bao gồm:
- Cam kết, thúc đẩy quyền con người thông qua chiến lược truyền thông;
- Cơ chế quản lí về khiếu nại, giám sát, báo cáo;
- Chính sách về nhân quyền, thực hành, triển khai đo lường về thực hiện, chính sách cho người lao động nước ngoài tại Thái Lan, chính sách đa dạng và hòa nhập, chính sách an toàn về môi trường;
- Cơ chế khiếu nại, truyền thông 2 chiều giữa tập đoàn và người lao động.
- Thực hiện rất nhiều các quy định về cân bằng và bình đẳng giới.

Chia sẻ về tiến độ thì CP tiếp cận dựa trên quá trình từ đội ngũ lao động cấp cao, chương trình “Chương trình nâng cao nhận thức” dành cho người lao động, nhà thầu, đối tác kinh doanh. Thành lập Ban an sinh bảo vệ những nhóm người lao động dễ bị tổn thương đảm bảo quyền con người với thành phần toàn diện gồm các tiểu ban thực hiện rà soát và báo cáo tổng hợp để trình bày trong các cuộc họp cấp cao của tập đoàn, thúc đẩy mối quan hệ giữa lao động và người lao động. Có các kênh khác nhau để người lao động lựa chọn và thấy thỏa mái nhất bày tỏ quan điểm, đảm bảo minh bạch để giám sát được tiến độ nhằm thúc đầy phát triển bền vững và có trách nhiệm.
Theo đại diện CP Thái Lan: Cần phải thực hiện và những lợi ích về kinh doanh có trách nhiệm nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế về môi trường và bóc lột sức lao động, … Quy trình đánh giá, thẩm định việc thực hiện kinh doanh có trách nhiệm giúp tập đoàn CP đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều chuỗi cung ứng cần lập bản đồ các tác nhân liên quan trong chuỗi cung ứng, đề xuất đưa khung chung về quy tắc ứng xử trong việc doanh nghiệp, tuân thủ, hình thành trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn thị trường, hiệp định thương mại tự do, tác động cụ thể để cho quá trình đơn giản và có tính khả thi. Có tác động đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hình chính sách và đóng góp thực hành.
- Tại hội nghị, TS. Lê Thanh Lựu đại diện ICAFIS đưa ra số liệu thủy sản năm 2020 của Việt Nam và cho biết xu thế nuôi trồng thủy sản đang tăng lên các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực bao gồm tôm, cá tra, cá da trơn và cá ngừ. Việt Nam tích cực hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua kí kết các hiệp định: EVFTA và CPPP với các chương trình về lao động và phát triển bền vững, BLLĐ 2019 với nội dung về TNXH theo tiêu chuẩn lao động quốc tế.
- TS. Lựu đưa ra vấn đề Luật thủy sản thiếu các định định đối với quản lí lao động, phần lớn lao động trong ngành thủy sản là các lao động tự do, không phù hợp với thực tiễn và tiêu chuẩn lao động quốc tế cùng quy mô nhỏ, điều kiện làm việc khó khăn, thu nhập không ổn định, mang tính chất mùa vụ cao dẫn đến khó khăn trong việc bắt kịp các tiêu chuẩn về lao động trong thực hành.
- Ông Jon Hartough (Giám đốc dự án mạng lưới quyền ngư dân ở Thái Lan) cho biết những thách thức cho hoạt động kinh doanh ở châu Á, nhất là trong mùa dịch bao gồm việc thực thi và thực hiện chính sách về lao động, không đủ thực phẩm trên tàu, không đảm bảo an toàn do không được đào tạo an toàn lao động trên biển, thiếu chính sách về lao động nhập cư, họ không được tiêm vắc xin ngừa Covid, tình trạng phân biệt đối xử, người nhập cư thiếu giấy tờ về chứng minh tư cách pháp nhân khiến cho việc khó khăn ki tiếp cận dịch vụ y tế và thanh toán. Mạng lưới của ngư dân Thái Lan chưa có tại Việt Nam, mong muốn có mạng lưới rộng lớn hơn, mang phạm vi khu vực và điều kiện làm việc, an sinh của ngư dân.

- Báo cáo về phía của Hiệp hội cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), ông Nguyễn Hữu Huy Hoàng cho biết: Ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam còn đang gặp phải rất nhiều tồn tại như việc không có hợp đồng lao động giữa đối tượng ngư dân và chủ tàu, mức độ tham gia BHYT và BHXH là vô cùng thấp. Các vấn đề về thời gian làm việc, điều kiện làm việc trên tàu cũng nên cần được quan tâm.
Một trong thác thức lớn nhất của ngành khai thác thuỷ sản ở các quốc gia đó là về nhận thức của người lao động là việc thiếu thông tin về trách nhiệm xã hội, khó khăn trong việc thực thi pháp luật ở Việt Nam. Cần tăng cường đào tạo cho lực lượng người lao động và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực về sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong chuỗi cung ứng cá ngừ, cải thiện hoạt động chính sách, rà soát và xây dựng chính sách CSR, thúc đẩy quan tâm môi trường và điều kiện làm việc. Xây dựng Sổ tay hướng dẫn về CSR áp dụng cụ thể trong lĩnh vực thủy sản. Thí điểm mô hình đảm bảo nguồn nhân lực, lợi ích khi thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài liệu hóa hoạt động của chúng ta để chứng minh, nâng cao nhận thức, hành động, hoạt động, tuân thủ thu hút người lao động trong lao động thủy sản.
- Về phía OECD, bà Rena Hinoshita cho biết qua 4 năm thực hiện chương trình có trách nhiệm tại châu Á, chương trình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ : hoạt động tích cực trong việc nâng cao quyền của người lao động trong lĩnh vực thủy sản, tìm cách thúc đẩy, lồng ghép các chiến lược của tổ chức quốc tế, liên hợp quốc, giảm rủi ro quyền lao động và môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn đảm bảo trách nhiệm và giải trình, cần sự hỗ trợ từ chính phủ và tổ chức người lao động, doanh nghiệp tăng cường báo cáo, các tổ chức phi chính phủ giám sát và đưa ra hổ trợ, quy định và khung pháp lí.
Những thách thức và bài học kinh nghiệm khi làm việc với công ty để thuyết phục họ tuân thủ là: cần đưa ra hành động thực tế, lập bản đồ các kênh khác nhau để đạt nhiều kết quả trong kinh doanh, hỗ trợ, tăng cường đưa ra những khuyến nghị cho lĩnh vực cung cấp sản phẩm cho thủy sản và nông sản. Đưa ra hướng dẫn và cầu nối giữa các bên hợp tác để tăng trao đổi kiến thức, học hỏi giữa các tổ chức và tập đoàn, đưa ra dữ liệu và hoạch định chính sách cho nhà hoạch định chính sách phù hợp, quy định, thẩm định và đánh giá môi trường, xã hội.
- Hội nghĩ cũng đã đưa ra ba tài liệu chính liên quan đến kinh doanh có trách nhiệm:
- Các guyên tắc chỉ đạo của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền (2011): các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ quyền con người, các doah nghiệp có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền, chính phủ và nhà kinh doanh đảm bảo rằng nạn nhân của bạo lực hoạc liên quan đến kinh doanh có thể tiếp cận đến các biện pháp giải quyết.
- Tuyên bố 3 bên của ILO về các nguyên tắc liên quan đến doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội thúc đẩy TNXH của các doanh nghiệp: khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp đảm bảo việc làm ổn định cho mọi người cũng như giảm nhẹ và giải quyết các tác động tiêu cực từ hoạt động kinh doanh. Các khuyến nghị được gửi đến Chính phủ, Doanh nghiệp và Người sử dụng dụng lao động cùng các tổ chức của người lao động. Thúc đẩy đối thoại giữa các cấp độ khác nhau, giữa chính phủ và doanh nghiệp, giữa quản lí và công nhân, giữa chính phủ, đối tác xã hội và các công ty đa quốc gia. Đưa ra khuyến nghị trong 5 lĩnh vực (các chính sách chung, người lao động, tập huấn, điều kiện làm việc và đời sống, quan hệ công nghiệp).
- Hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia: các khuyến nghị của chính phủ về RBC, tiêu chuẩn toàn diện kinh doanh có trách nhiệm, cơ chế thực hiện đầu mối liên hệ quốc gia về RBC, đưa ra mong đợi đánh giá quá trình thực hiện TNXH của doanh nghiệp.
Hội nghị hướng đến liên kết nhất quán giữa các chính sách quan trọng giữa doanh nghiệp và các quốc gia thành viên từ đó đưa ra những giải pháp mang tính chất ràng buộc (những nguyên tắc đảm bảo quyền tại nơi làm việc, đánh giá chuỗi cung ứng, quy định pháp luật liên quan đánh giá thẩm định, lao động trẻ em, lao động chế biến, cam kết, khuyến nghị về tăng trưởng bền vững) đảm bảo thực hành tốt trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực thủy sản.
VINATUNA
|