• Top1

  • Top2

  • Top3

  • Top4

  • Top5

Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
TIN TỨC
KHAI THÁC CÁ NGỪ
CHẾ BIẾN CÁ NGỪ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH FIP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 1.000.001
Trực tuyến: 8
 
   LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Tăng giờ làm thêm: Giải bài toán thiếu hụt lao động cục bộ
Đề xuất tăng giờ làm thêm là rất cần thiết do DN cần bảo đảm tiến độ các đơn hàng và người lao động cũng mong muốn làm thêm để tăng thu nhập. Tuy nhiên, điều chỉnh giờ làm cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm sức khỏe cho người lao động và bù đắp bằng thu nhập hợp lý.

 

Tính toán bảo đảm sức khỏe và thu nhập cho người lao động

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian dài khiến tình hình sản xuất của các DN gặp khó khăn; năng suất, sản lượng sụt giảm do nhiều thời điểm thiếu hụt lao động trầm trọng. Trước thực tế đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét điều chỉnh số giờ làm thêm, "nới trần" từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng, mở rộng mức trần 300 giờ/năm cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đề xuất này là giải quyết khó khăn về nhân lực của DN do dịch bệnh. Với mức trần mới, DN có thể thỏa thuận tăng thời lượng làm thêm giờ với người lao động, vừa để phục hồi sản xuất, làm bù thời gian buộc phải dừng việc, vừa để tăng thu nhập cho người lao động.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất của Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đề xuất này là rất cần thiết, do DN cần bảo đảm tiến độ các đơn hàng và người lao động cũng mong muốn làm thêm để tăng thu nhập. Tuy nhiên, điều chỉnh giờ làm cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm sức khỏe cho người lao động và bù đắp bằng thu nhập hợp lý.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, việc tăng giờ làm thêm chỉ nên áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực có yêu cầu cấp thiết và trong thời gian nhất định.

Lý giải về điều này, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích, câu chuyện điều chỉnh giờ làm thêm đã từng được đặt ra khi sửa Bộ luật Lao động năm 2019. Đến nay, từ nhu cầu thực tế, việc "nới" giờ làm thêm một lần nữa được đặt ra vì "trần" quy định hiện tại khiến nhiều DN gặp khó trong bối cảnh dịch bệnh. Thực tế, việc tăng giờ làm thêm rất cần thiết cho cả DN và người lao động để đáp ứng nhu cầu thời vụ, các đợt xuất khẩu hàng hóa và cũng là cơ hội nâng cao thu nhập của người lao động.

"Nhưng về bản chất, làm thêm giờ vẫn là kéo dài thời gian lao động, đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu cho phép kéo dài thời gian làm thêm quá mức", ông Bùi Sỹ Lợi lưu ý.

Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động cho rằng, trước bối cảnh thực tế, khi nền kinh tế chịu tác động của dịch bệnh, đối mặt với việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong sản xuất kinh doanh thì việc tăng tốc sản xuất để bù đắp đơn hàng là việc cần thiết. Điều này tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất, qua đó tăng tính cạnh tranh cho DN.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, tăng giờ làm thêm là cần thiết và cần có các quy định liên quan phù hợp để bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động cho người lao động.

Giải quyết thiếu hụt lao động cục bộ

Liên quan tới điều chỉnh giờ làm thêm, cả DN và người lao động đều muốn bỏ "trần" tăng ca trong tháng để (hiện là 40 giờ/tháng) để được vận dụng linh hoạt, chủ động hơn.

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Catalan (chuyên sản xuất gạch ốp lát, đóng tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh) Nguyễn Văn Nguyên cho biết, 2 năm qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của DN. Năm 2021, nằm ở "điểm nóng" Yên Phong, công ty phải dừng, giãn việc kéo dài khi thực hiện giãn cách xã hội. Bước sang năm 2022, công ty lại đối mặt với khó khăn thiếu nhân lực cục bộ vì nhiều lao động trở thành F0.

Ông Nguyễn Văn Nguyên cho biết: "Chúng tôi kiến nghị chỉ quy định kiểm soát, giới hạn giờ làm thêm theo năm, không nên khống chế theo tháng, để DN có thể linh hoạt, chủ động hơn trong vận hành vì hầu hết các ngành nghề sản xuất đều có tính mùa vụ, thường tập trung vào những thời điểm nhất định. Vậy nên nếu được linh hoạt sử dụng số giờ làm thêm theo năm sẽ thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất".

Tăng giờ làm thêm: giải bài toán thiếu hụt lao động cục bộ - Ảnh 2.

Người lao động sẵn sàng làm thêm giờ để vừa bảo đảm tiến độ sản xuất vừa tăng thêm thu nhập - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Chia sẻ về những khó khăn do thiếu nhân lực, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Bạch Thăng Long cho biết, tổng công ty có trên 12.000 lao động làm việc tại các công ty, xí nghiệp thành viên ở 8 tỉnh, thành phố. Trước và đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Số công nhân bị F0 tăng cao, có thời điểm, có đơn vị có đến 70% công nhân bị F0 phải nghỉ việc từ 10-14 ngày.

"Từ sau Tết đến giờ, bình quân các xí nghiệp, phân xưởng, số người lao động F0 đã chiếm khoảng 40%. Nhiều công nhân F0 phải nghỉ cả chục ngày, các dây chuyền, năng suất đều giảm tới 50-70% khiến các đơn hàng bị ảnh hưởng. DN đã phải làm việc lại với nhiều đối tác để xin kéo dài thời gian giao hàng. Vậy nên tăng giới hạn giờ làm thêm lúc này chính là một giải pháp cần thiết giúp DN tăng tốc, bù lại những khoảng thời gian đã bị thiếu hụt vừa qua", ông Bạch Thăng Long bày tỏ.

Tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh, nơi từng là "điểm nóng" COVID-19, cả huyện phải phong tỏa, nhiều công nhân chia sẻ chuyện bản thân và gia đình lần lượt trở thành F0, phải nghỉ việc, cách ly trong thời gian kéo dài. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, điều kiện kinh tế, sinh hoạt của gia đình cũng gặp khó khăn hơn nhiều.

Chính vì vậy, người lao động có nguyện vọng được làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập. Chị Nguyễn Thị Tiến - công nhân tại Xí nghiệp sơ mi Hà Nội, Tổng Công ty May chia sẻ, so với việc nhận 8-9 triệu đồng/tháng để làm ngày 8 tiếng, về đúng 17h chiều với việc làm thêm 1-1,5 tiếng/ngày, về muộn hơn, để thu nhập thêm được 3-4 triệu đồng/tháng, chị chọn làm thêm.

"Thông thường, thời gian làm thêm chỉ khoảng 1 giờ/ngày, tức ngày lao động kéo dài từ 8 lên 9 giờ. Đợt này, công ty có đơn hàng gấp, tiến độ đang cấp bách vì từ tháng 2 tới nay, xí nghiệp có quá nhiều người lao động trở thành F0, nghỉ hàng loạt, giờ phải làm bù. Tôi và các anh chị em cùng dây chuyền đã thống nhất cùng làm thêm 2 giờ/ngày, khoảng 1 tuần từ nay đến hết tháng 3 để chạy kịp lô hàng".

Trong 2 tiếng làm thêm cuối ngày, chị Tiến sẽ được nhận mức lương cao gấp rưỡi (150%) so với lương cho 8 giờ làm chính thức trong ngày.

Sau Tết, vào cao điểm mùa vụ (từ tháng 2-4 hằng năm), Công ty cổ phần Catalan huy động công nhân làm thêm 2 giờ/ngày, anh Nguyễn Như Tiến – công nhân lò nung cho biết, làm thêm giờ sẽ có thêm thu nhập để bù lại thời gian khó khăn, phải nghỉ việc. Gắn bó với công việc tại đây đã 8 năm, mức lương của anh Tiến hiện từ khoảng 11-12 triệu đồng/tháng, nếu làm thêm đủ 40 giờ/tháng như quy định hiện hành, thu nhập sẽ lên mức 15 triệu đồng.

"Tôi thấy tăng lên thêm 1-2 giờ nữa thì vẫn bảo đảm. Tôi cũng mong được làm thêm nhiều hơn, như đề xuất là 72 giờ/tháng thì mỗi ngày thêm gần 3 giờ làm, chúng tôi vẫn có thể đáp ứng được công việc mỗi khi cần làm gấp để hoàn thành tiến độ", anh Nguyễn Như Tiến cho biết.

(Nguồn: Báo điện tử Chính phủ)

» Tin khác:
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách gỡ "Thẻ vàng" IUU
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Giữ tinh thần quyết liệt loại bỏ IUU
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU
Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá của Nhật Bản cho chuỗi cung ứng thủy sản của Việt Nam
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022-2027)
Nghiên cứu hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng, dầu
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 2021-2030
Giảm sản lượng nhưng phải nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác thủy sản
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM CHO LAO ĐỘNG NGHỀ CÁ
Hội nghị trực tuyến về “Thực hành trách nhiệm xã hội hướng đến thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Châu Á”
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID 19
ĐÓN ĐẦU YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG - Hệ thống truy xuất nguồn gốc của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế GDST
Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động sai trái
CẦU MONG MỘT NĂM THUẬN LỢI CHO BÀ CON ĐÁNH BẮT CÁ NGỪ VIỆT NAM
ĐỐI THOẠI KHU VỰC VỀ NÂNG CAO THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
HỘI THẢO “GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐIỆN TỬ VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN”.
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ NGỪ TRONG THÁNG 11 THEO ĐIỀU TRA Ở CẢNG HÒN RỚ, NHA TRANG
CÁC NHÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÓ THỂ THU ĐƯỢC LỢI NHUẬN TỐT HƠN BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN GDST
SÁT CÁNH CÙNG NGƯ DÂN ĐỂ VƯƠN KHƠI
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 8/2020
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 7/2020
TẬP HUẤN - ĐỐI THOẠI VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGHỀ CÁ
KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM!
EU SẼ LOẠI BỎ THUẾ QUAN CHO SẢN PHẨM CÁ NGỪ VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 8/2020
CHIA SẺ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ THỐNG NHẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ VẰN
EVFTA - Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU
NGƯ DÂN NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ KHỐN ĐỐN VÌ DỊCH COVID-19
EVFTA - Cú hích cho xuất khẩu sau đại dịch Covid-19
10 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA KHÓ KHĂN DO COVID-19
GIÁ CÁ NGỪ VẰN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TĂNG VÀO THÁNG 3/2020
Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức
CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CHÂU ÂU
TẬP HUẤN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG NGÀNH THỦY SẢN
SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU ĐẾN MỸ GIỮA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
CHUỖI HỘI THẢO/TẬP HUẤN NGƯ DÂN SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM.
EVFTA – Lộ trình giảm thuế cho ngành cá ngừ Việt Nam
EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá
Sự kiện ngày cá ngừ Thế Giới 2019
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH KHẮC PHỤC CẢNH BÁO THẺ VÀNG CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU
Cảnh báo về Salmonella xuất hiện trong cá ngừ đông lạnh và cá ngừ nguyên liệu từ Việt Nam
Mùa trăng tháng 3 âm lịch của bà con ngư dân Cá Ngừ đại dương Khánh Hoà
USFDA sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với Cá ngừ nhập khẩu trong thời gian sắp tới
Tự hào 60 năm Thủy sản Việt Nam
Trách Nhiệm Xã Hội Trong Thủy Sản – Xu Hướng Yêu Cầu Của Hiện Tại Và Tương Lai!
Doanh nghiệp CB&XK Cá Ngừ đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, hoạt động sản xuất do gặp phải vướng mắc đối với thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT
BẢO TỒN CÁ MẬP, BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO ĐẠI DƯƠNG
BỀN VỮNG TRONG NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ
Vui “TẾT” với lộc biển đầu năm 2019
BƯỚC TĂNG TRƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 2018
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản thông qua liên kết chuỗi
Hải sản cạn kiệt, Việt Nam dân tính đến khả năng "Cấm biển"
HỘI VIÊN
ĐỐI TÁC
VIDEO
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM

Trụ sở: Số 09 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.502.585 Fax: 0583.831.846
Email: hiephoicanguvietnam@gmail.com - Website: http://vinatuna.org.vn