• Top1

  • Top2

  • Top3

  • Top4

  • Top5

Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
TIN TỨC
KHAI THÁC CÁ NGỪ
CHẾ BIẾN CÁ NGỪ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH FIP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 1.000.001
Trực tuyến: 10
 
   LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU
Sáng 21/4/2023, tại Bình Định, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4.

 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn; và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng chủ trì Hội nghị. Ngoài ra, Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện các sở, ban, ngành liên quan của 28 tỉnh, thành ven biển cả nước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, đến nay công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trong cả nước đạt 97,5%; 10/28 tỉnh, thành phố ven biển đã thành lập lực lượng kiểm ngư; khoảng 28,5% tổng sản lượng thủy sản khai thác được giám sát qua cảng, công tác xác thực nguyên liệu, xác nhận nguồn gốc chưa đảm bảo. Riêng với việc kiểm soát thủy sản nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu vào Việt Nam qua container chưa xác minh đầy đủ thông tin. Năm 2022, cả nước có 84 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, từ đầu năm 2023 đến nay có 16 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ…

Tổng cục Thủy sản đánh giá, dù đã có những chuyển biến nhất định, nhưng việc ngăn chặn vi phạm IUU vẫn chưa triệt để. Nguyên nhân khách quan là do nguồn lợi thủy sản suy giảm, giá nguyên, nhiên liệu tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Song, quan trọng là do nhận thức về khai thác IUU còn hạn chế, hành động chống khai thác IUU chưa thống nhất, đồng bộ, thiếu nguồn lực để thực thi pháp luật, cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý yếu kém, bộ máy quản lý nhà nước của ngành thủy sản chưa phù hợp.

Theo đó, để chuẩn bị cho đợt làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 4, từ đây cho tới ngày 5/5/2023, toàn ngành ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế pháp lý và bộ công cụ để quản lý; đối với công tác quản lý đội tàu, hoàn thành 100% dữ liệu đăng ký, cấp phép, đăng kiểm, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; thực hiện truy xuất nguồn gốc sản lượng trong nước bằng việc giám sát 100% sản lượng sản phẩm bốc dỡ qua cảng, đồng thời truy xuất nguồn gốc được các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam; thực thi pháp luật nghiêm khắc, xử lý nghiêm các vi phạm; đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về IUU; tăng cường hợp tác quốc tế liên quan tới lĩnh vực này.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU mong muốn, các đại biểu tập trung đánh giá lại những kết quả đã đạt được và tháo gỡ những tồn tại, khó khăn; xác định và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU trong thời gian tới và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, đối với việc xử lý chống khai thác IUU, cần tập trung xử lý nghiêm, giải quyết dứt điểm. Thời gian tới, các bộ, ngành, 28 tỉnh, thành phố ven biển tập trung vào 6 nội dung: Truyền thông; ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quản lý đội tàu và giám sát đội tàu; truy xuất nguồn gốc; xử lý vi phạm hành chính; và hợp tác quốc tế. Sắp tới, Bộ NN&PTNT đưa thêm 6 thiết bị theo dõi nhằm xử lý những tàu cá vi phạm mất kết nối trong quá trình đánh bắt trên biển. Đối với việc giám sát đội tàu, hàng tuần các địa phương cập danh sách tàu cá có nguy cơ cao.

Ngoài ra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng thông báo một số nội dung liên quan theo Công điện 265/CĐ-TTg ngày 17/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và chống khai thác IUU.

Toàn cảnh Hội nghị

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, xử lý nghiêm, kịp thời tổ chức, cá nhân cố tình thực hiện hành vi khai thác trái phép.

Thủ tướng Chính phủ phê bình tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang vì tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay. Yêu cầu các tỉnh tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.

“Theo kế hoạch, dự kiến Đoàn Thanh tra EC sang Việt Nam từ ngày 23/5/2023. Do vậy, các địa phương cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; chuẩn bị đầy đủ, chi tiết kế hoạch để làm việc với Đoàn Thanh tra EC. Tập trung vào công tác truyền thông, quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xử lý vi phạm”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)

» Tin khác:
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách gỡ "Thẻ vàng" IUU
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Giữ tinh thần quyết liệt loại bỏ IUU
Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá của Nhật Bản cho chuỗi cung ứng thủy sản của Việt Nam
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022-2027)
Nghiên cứu hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng, dầu
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 2021-2030
Giảm sản lượng nhưng phải nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác thủy sản
Tăng giờ làm thêm: Giải bài toán thiếu hụt lao động cục bộ
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM CHO LAO ĐỘNG NGHỀ CÁ
Hội nghị trực tuyến về “Thực hành trách nhiệm xã hội hướng đến thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Châu Á”
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID 19
ĐÓN ĐẦU YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG - Hệ thống truy xuất nguồn gốc của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế GDST
Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động sai trái
CẦU MONG MỘT NĂM THUẬN LỢI CHO BÀ CON ĐÁNH BẮT CÁ NGỪ VIỆT NAM
ĐỐI THOẠI KHU VỰC VỀ NÂNG CAO THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
HỘI THẢO “GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐIỆN TỬ VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN”.
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ NGỪ TRONG THÁNG 11 THEO ĐIỀU TRA Ở CẢNG HÒN RỚ, NHA TRANG
CÁC NHÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÓ THỂ THU ĐƯỢC LỢI NHUẬN TỐT HƠN BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN GDST
SÁT CÁNH CÙNG NGƯ DÂN ĐỂ VƯƠN KHƠI
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 8/2020
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 7/2020
TẬP HUẤN - ĐỐI THOẠI VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGHỀ CÁ
KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM!
EU SẼ LOẠI BỎ THUẾ QUAN CHO SẢN PHẨM CÁ NGỪ VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 8/2020
CHIA SẺ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ THỐNG NHẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ VẰN
EVFTA - Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU
NGƯ DÂN NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ KHỐN ĐỐN VÌ DỊCH COVID-19
EVFTA - Cú hích cho xuất khẩu sau đại dịch Covid-19
10 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA KHÓ KHĂN DO COVID-19
GIÁ CÁ NGỪ VẰN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TĂNG VÀO THÁNG 3/2020
Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức
CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CHÂU ÂU
TẬP HUẤN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG NGÀNH THỦY SẢN
SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU ĐẾN MỸ GIỮA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
CHUỖI HỘI THẢO/TẬP HUẤN NGƯ DÂN SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM.
EVFTA – Lộ trình giảm thuế cho ngành cá ngừ Việt Nam
EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá
Sự kiện ngày cá ngừ Thế Giới 2019
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH KHẮC PHỤC CẢNH BÁO THẺ VÀNG CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU
Cảnh báo về Salmonella xuất hiện trong cá ngừ đông lạnh và cá ngừ nguyên liệu từ Việt Nam
Mùa trăng tháng 3 âm lịch của bà con ngư dân Cá Ngừ đại dương Khánh Hoà
USFDA sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với Cá ngừ nhập khẩu trong thời gian sắp tới
Tự hào 60 năm Thủy sản Việt Nam
Trách Nhiệm Xã Hội Trong Thủy Sản – Xu Hướng Yêu Cầu Của Hiện Tại Và Tương Lai!
Doanh nghiệp CB&XK Cá Ngừ đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, hoạt động sản xuất do gặp phải vướng mắc đối với thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT
BẢO TỒN CÁ MẬP, BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO ĐẠI DƯƠNG
BỀN VỮNG TRONG NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ
Vui “TẾT” với lộc biển đầu năm 2019
BƯỚC TĂNG TRƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 2018
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản thông qua liên kết chuỗi
Hải sản cạn kiệt, Việt Nam dân tính đến khả năng "Cấm biển"
HỘI VIÊN
ĐỐI TÁC
VIDEO
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM

Trụ sở: Số 09 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.502.585 Fax: 0583.831.846
Email: hiephoicanguvietnam@gmail.com - Website: http://vinatuna.org.vn