Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam do WWF Việt Nam và Hiệp hội cá ngừ Việt Nam đồng điều phối thực hiện nhằm hướng tới nhãn sinh thái MSC (Cộng đồng quản lý biển) từ tháng 4 năm 2014 cho tới nay. Nhãn sinh thái MSC là giấy thông hành quan trọng nhất mà các quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản đang hướng tới và ngành hàng cá ngừ Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Sáng ngày 26/04/2022 tại TP Nha Trang, WWF Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tóm tắt kế quả đánh giá tiến độ FIP cá ngừ vây vàng Việt Nam năm 2021” nhằm cập nhật lại tiến độ, thang điểm đánh giá của tổ chức https://fisheryprogress.org/ của dự án. Tham gia hội nghị gồm có các đại diện Tổng cục thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (TCTS – BNNPTNT), Viện Nghiên cứu Hải sản, đại diện hơn 10 DN CBXK cá ngừ, chi cục thủy sản Khánh Hòa, đại diện nhà mua hàng quốc tế Seadlight tại Việt Nam và Hiệp hội cá ngừ Việt Nam,… Ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng TCTS làm trưởng đoàn và chủ trì tại Hội nghị.
Dự án cải thiện nghề khai thác cá ngừ vây vàng tại Việt Nam do WWF Việt Nam và Hiệp hội cá ngừ Việt Nam đồng điều phối thực hiện nhằm hướng tới nhãn sinh thái MSC (Cộng đồng quản lý biển) từ tháng 4 năm 2014 cho tới nay. Nhãn sinh thái MSC là giấy thông hành quan trọng nhất mà các quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản đang hướng tới và ngành hàng cá ngừ Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mặc dù có rất nhiều hoạt động nhằm hoàn thành 28 mốc chính thuộc 3 nguyên tắc chính: Nguyên tắc 1: Nguồn lợi Thủy sản bền vững; Nguyên tác 2: Giảm thiểu tác động tới Hệ sinh thái; Nguyên tác 3: Hệ thống quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực hạn chế, các yếu tố khách quan khác,…nên các hoạt động hoàn thành các mốc chậm trễ, kéo dài dẫn đến đến Tổ chức
fisheryprogress.org (chuyên theo dõi, đánh giá tiến độ dự án FIP) đã 2 lần giảm điểm YFT FIP từ điểm A xuống điểm C.
Vậy nên, Tổng cục trưởng TCTS chỉ đạo giao rõ trách nhiệm từng đơn vị thực hiện nhiệm vụ được phân công để hoàn thành dự án FIP này hướng tới nhãn sinh thái MSC; đồng thời Tổng cục trưởng nhấn mạnh rằng vai trò của DN CBXK cá ngừ hết sức quan trọng trong chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, yêu cầu phía DN tích cực, chủ động hơn nữa trong thực hiện dự án; thành lập nhóm cập nhật nhanh thông tin dự án để Tổng cục trưởng TCTS nắm bắt và chỉ đạo kịp thời,…
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo TCTS, tất cả các bên liên quan đồng lòng thực hiện, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam tin tưởng dự án FIP cá ngừ vây vàng sẽ đi đến thành công, mang lại thương hiệu, giá trị cho cá ngừ Việt Nam./.
VINATUNA