Hội thảo “Rà soát Mã truy xuất nguồn gốc (FIP CODE) nhằm thích ứng với Chương trình Giám sát Hải sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP)”

30/05/2024 Vinatuna

Ngày 13 tháng 1 năm 2018, Hiệp hội cá ngừ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Rà soát Mã truy xuất nguồn gốc (FIP CODE) nhằm thích ứng với Chương trình Giám sát Hải sản nhập khẩu của Mỹ (SIMP)”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tại hội thảo có nhóm Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đã đăng ký tham gia thí điểm FIP CODE tham dự. Trong đó có 4 Doanh nghiệp đã được công ty Bureau Veritas Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá khả năng áp dụng FIP CODE lên sản phẩm như công ty Hồng Ngọc, Bền Vững, Hải Vương, BIDIFISCO. Hiện tại, họ đã áp dụng lên sản phẩm và xuất hàng đi và đã nhận được các phản hồi tích cực từ các nhà nhập khẩu cá ngừ quốc tế.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Mặt khác, trong chương trình SIMP có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 có 13 loài hải sản (trong đó có cá ngừ vây vàng) phải đưa ra các yêu cầu cấp phép, khai báo dữ liệu và lưu trữ hồ sơ NK vào thị trường Mỹ vì được xác định có nhiều khả năng bị đánh bắt IUU và hoặc có gian lận thủy sản. Cá ngừ vây vàng là đối tượng đã và đang trong chương trình FIP nhằm hướng tới nhãn sinh thái MSC. Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng như nhà DN cũng nhất trí cần phải thay đổi 1 số trường thông tin trong FIP CODE nhằm thích ứng với SIMP như tên loài cá theo Hệ thống thông tin Thủy sản và Khoa học Thủy sản (ASFIS),…

Bên cạnh đó, các DN cũng đề nghị HH cá ngừ Việt Nam sớm tổ chức cuộc đối thoại giữa Hiệp hội, WWF Việt Nam và các DN để thúc đẩy chương trình FIP được hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

VINATUNA

 

Bài viết liên quan