• Top1

  • Top2

  • Top3

  • Top4

  • Top5

Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
TIN TỨC
KHAI THÁC CÁ NGỪ
CHẾ BIẾN CÁ NGỪ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH FIP
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số lượt truy cập: 1.000.001
Trực tuyến: 16
 
   LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Hải sản cạn kiệt, Việt Nam dân tính đến khả năng "Cấm biển"
(14h25 ngày 26 tháng 12 năm 2018) Trả lời Tuổi Trẻ, vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) Lê Trần Nguyên Hùng công bố thông tin trên. Ông Hùng nói: - Nguồn lợi thủy sản đang suy giảm rất rõ, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ. Tình trạng đánh bắt bất hợp pháp diễn ra còn phổ biến khi sử dụng các nghề xâm hại nguồn lợi như nghề te, xiệc điện, xung điện, giã cào ở vùng biển ven bờ và vùng lộng. Người dân sử dụng ngư cụ kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định như chụp mực, lừ xếp, đăng, đáy, mành, lưới kéo... đang diễn ra ở khắp nơi.

 Nhiều yếu tố tác động

* Việc suy giảm nguồn lợi thủy sản diễn ra rất mạnh. Theo ông, có phải tất cả đều vì nguyên nhân đánh bắt quá mức?

- Tình trạng đánh bắt vào các vùng cấm, khai thác cả các cá thể chưa đạt thành thục (cá con, mực con, tôm con) khá phổ biến với hầu hết các loài ở các vùng biển dẫn tới nguồn lợi càng suy giảm mà còn lãng phí tài nguyên.

Bên cạnh đó, quá trình lấn biển làm suy giảm một số hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển... Hoạt động này đã khiến nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt do đất đá vùi lấp, nhiều loài bị mất nơi cư trú, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh sản nên một lượng lớn cá thể bị chết, kéo theo các chuỗi dinh dưỡng trong các hệ sinh thái bị xáo trộn, các hệ sinh thái có xu hướng thiết lập lại cân bằng mới để phù hợp với điều kiện môi trường hiện tại.

* Theo ông, lý do nào dẫn đến việc đánh bắt theo kiểu tận diệt trở nên phổ biến?

- Một phần bởi ngư dân vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ lợi ích lâu dài nên cứ phải đánh "càng nhiều càng ít", được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ví dụ 100 con thì khai thác đến 90 con thì khó có thể tái tạo. Nhưng vấn đề cũng ở người dân tại các đô thị lớn, những người có tiền còn ăn các loài nguy cấp quý hiếm.

Lực lượng tuần tra, kiểm soát chúng ta thiếu rất rõ, nhiều địa phương không có tàu đi tuần tra, thiếu người, phương tiện kỹ thuật, kinh phí tàu chạy, một số địa phương không thể tuần tra hết được vùng nước của họ. Nguồn nhân lực con người quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất ít, mỗi chi cục hiện nay có 3-5 người nên không thể thực thi pháp luật, quản lý hết được.

Hơn nữa việc xử phạt ở địa phương còn chưa nghiêm, vẫn có tâm lý thương dân nên dẫn đến tình trạng lờn pháp luật. Đây chính là những tồn tại dẫn tới nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm và lãng phí tài nguyên.

Tính toán cấp "hạn ngạch" khai thác

* Trước tình hình suy giảm nguồn lợi thủy sản đang rất cấp bách, những giải pháp nào để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được đặt ra, thưa ông?

- Từ 1-1-2019, Luật thủy sản 2017 có hiệu lực, chúng tôi xác định vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản là lâu dài và trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và người dân để ai cũng thấy được trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Để điều tra được hết nguồn lợi thủy sản tổng thể, biến động các loài, cần tập trung điều tra nguồn lợi thủy sản ở độ sâu dưới 200m để làm cơ sở quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo tiếp cận phù hợp với khả năng cho phép. Hiện nay mới điều tra được từ mặt nước đến độ sâu 200m. Chúng ta không thể đánh bắt nhiều được mà sẽ cấp hạn ngạch giấy phép. Ví dụ muốn duy trì bền vững thì 100 con cá chỉ bắt khoảng 40-60 con, nếu bắt đến 90 con thì không thể tái tạo được.

Tập trung vào bảo vệ nguồn thủy sản cần phải ban hành quy định vùng, khu vực cấm khai thác và phải thực hiện cấm tuyệt đối bởi những khu vực tập trung sinh sản, hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống. Như nghề kéo là kéo hết sạch cả con con, con mẹ, đặc biệt mùa sinh sản từ ra tết đến tháng 6, mình phải quy định vùng cấm, khu vực cấm, thời gian cấm, nghề cấm để bảo vệ thủy sản đang sinh sản và thủy sản còn non.

Một biện pháp vô cùng quan trọng là kiểm tra tại các cảng cá, nếu bắt cá nhỏ hơn quy định, không có giấy phép... thì sẽ xử lý.

* Ông có đưa ra việc cần phải cấm, hạn chế khai thác thủy sản theo vùng, khu vực, thời gian... Cụ thể thế nào và làm sao để thực thi có hiệu quả?

- Tới đây, khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt như nghề lồng bẫy bát quái, nghề xiệc điện, xung điện... chúng tôi phải tập trung chấm dứt tuyệt đối (mặc dù hiện nay đã cấm).

Tiếp đến, cấm nghề lưới kéo vùng ven bờ đến vùng lộng, đầu tiên mình cấm 1 tháng sau đó tăng lên từ từ trong thời gian mùa cá sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6. Từng bước sẽ có giải pháp để giảm thiểu số lượng tàu kéo đó. Có thể là cấm loài, cấm nghề, cấm khu vực và thời gian cấm...

Khu vực cấm khai thác, khu bảo tồn ngư dân cũng phải tuyệt đối chấp hành, đồng thời việc thực thi pháp luật phải nghiêm làm sao để nhận thức người dân phải thay đổi để thấy giá trị của nguồn lợi thủy sản chính là cuộc sống, sinh kế.

* Nhiều ngư dân khó khăn nên đánh bắt kiểu tận diệt. Vậy mình có giải pháp nào để chuyển đổi nghề, sinh kế cho người dân? Sẽ hỗ trợ người dân thế nào trong thời gian cấm, hạn chế đánh bắt?

- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chúng tôi nghiên cứu hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề từ các nghề khai thác xâm hại sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường, đào tạo cho họ tham gia các hoạt động kinh tế khác như: nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần hoặc một công việc khác tùy theo điều kiện từng vùng.

Ngoài ra, sẽ có những chính sách hỗ trợ những ngư dân dư thừa phải chuyển đổi nghề nghiệp như chính sách tín dụng ưu đãi, tạo nguồn thu nhập thay thế, tạo việc làm mới cho ngư dân...

Hơn 109.000 tàu khai thác thủy sản

Theo Tổng cục Thủy sản, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản cả nước tính đến cuối năm 2017 là 109.022 chiếc và đang có xu hướng tăng. Trong đó, số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ là rất lớn với các nghề đánh bắt cả con non, chưa trưởng thành, phá hủy nền đáy biển môi trường sống của các loài... Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến trữ lượng nguồn lợi thủy sản suy giảm mạnh.

Phạt tiền tỉ, thậm chí xử lý hình sự

 

tran le nguyen hung (2) 6(read-only)
 

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, sắp tới Luật thủy sản 2017 có hiệu lực (từ 1-1-2019), mức xử phạt vi phạm đối với các nghề cấm khai thác rất cao, với tổ chức 2 tỉ đồng, cá nhân 1 tỉ đồng, thậm chí là hình sự, vì vậy ngư dân phải chấm dứt nghề tận diệt đó. Ông Hùng cho rằng tới đây sẽ phải xử lý nghiêm để người dân thay đổi nhận thức để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

(Theo nguồn Tuổi trẻ)

» Tin khác:
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách gỡ "Thẻ vàng" IUU
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Giữ tinh thần quyết liệt loại bỏ IUU
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU
Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá của Nhật Bản cho chuỗi cung ứng thủy sản của Việt Nam
ĐẠI HỘI HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022-2027)
Nghiên cứu hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng, dầu
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 2021-2030
Giảm sản lượng nhưng phải nâng cao giá trị các sản phẩm khai thác thủy sản
Tăng giờ làm thêm: Giải bài toán thiếu hụt lao động cục bộ
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN BIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM CHO LAO ĐỘNG NGHỀ CÁ
Hội nghị trực tuyến về “Thực hành trách nhiệm xã hội hướng đến thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Châu Á”
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID 19
ĐÓN ĐẦU YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG - Hệ thống truy xuất nguồn gốc của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế GDST
Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động sai trái
CẦU MONG MỘT NĂM THUẬN LỢI CHO BÀ CON ĐÁNH BẮT CÁ NGỪ VIỆT NAM
ĐỐI THOẠI KHU VỰC VỀ NÂNG CAO THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
HỘI THẢO “GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐIỆN TỬ VỚI SẢN PHẨM THUỶ SẢN”.
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CÁ NGỪ TRONG THÁNG 11 THEO ĐIỀU TRA Ở CẢNG HÒN RỚ, NHA TRANG
CÁC NHÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÓ THỂ THU ĐƯỢC LỢI NHUẬN TỐT HƠN BẰNG CÁCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN GDST
SÁT CÁNH CÙNG NGƯ DÂN ĐỂ VƯƠN KHƠI
XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 8/2020
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TRONG THÁNG 7/2020
TẬP HUẤN - ĐỐI THOẠI VỀ NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG NGHỀ CÁ
KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM!
EU SẼ LOẠI BỎ THUẾ QUAN CHO SẢN PHẨM CÁ NGỪ VIỆT NAM BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 8/2020
CHIA SẺ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ THỐNG NHẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ VẰN
EVFTA - Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU
NGƯ DÂN NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ KHỐN ĐỐN VÌ DỊCH COVID-19
EVFTA - Cú hích cho xuất khẩu sau đại dịch Covid-19
10 GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA KHÓ KHĂN DO COVID-19
GIÁ CÁ NGỪ VẰN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TĂNG VÀO THÁNG 3/2020
Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức
CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CHÂU ÂU
TẬP HUẤN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG NGÀNH THỦY SẢN
SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐÓNG HỘP CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU ĐẾN MỸ GIỮA CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
CHUỖI HỘI THẢO/TẬP HUẤN NGƯ DÂN SỬ DỤNG LƯỠI CÂU VÒNG TRONG NGHỀ CÂU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM.
EVFTA – Lộ trình giảm thuế cho ngành cá ngừ Việt Nam
EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành thủy sản bứt phá
Sự kiện ngày cá ngừ Thế Giới 2019
HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH KHẮC PHỤC CẢNH BÁO THẺ VÀNG CỦA ỦY BAN CHÂU ÂU
Cảnh báo về Salmonella xuất hiện trong cá ngừ đông lạnh và cá ngừ nguyên liệu từ Việt Nam
Mùa trăng tháng 3 âm lịch của bà con ngư dân Cá Ngừ đại dương Khánh Hoà
USFDA sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát đối với Cá ngừ nhập khẩu trong thời gian sắp tới
Tự hào 60 năm Thủy sản Việt Nam
Trách Nhiệm Xã Hội Trong Thủy Sản – Xu Hướng Yêu Cầu Của Hiện Tại Và Tương Lai!
Doanh nghiệp CB&XK Cá Ngừ đang gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, hoạt động sản xuất do gặp phải vướng mắc đối với thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT
BẢO TỒN CÁ MẬP, BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO ĐẠI DƯƠNG
BỀN VỮNG TRONG NGHỀ KHAI THÁC CÁ NGỪ
Vui “TẾT” với lộc biển đầu năm 2019
BƯỚC TĂNG TRƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU CÁ NGỪ VIỆT NAM 2018
Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản thông qua liên kết chuỗi
HỘI VIÊN
ĐỐI TÁC
VIDEO
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: HIỆP HỘI CÁ NGỪ VIỆT NAM

Trụ sở: Số 09 Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại: 0583.502.585 Fax: 0583.831.846
Email: hiephoicanguvietnam@gmail.com - Website: http://vinatuna.org.vn